28/10/15



Tiền kim loại và tiền giấy Mỹ có gì đặc biệt

Tiền kim loại và tiền giấy Mỹ có gì đặc biệt

Hiếm có cho một đơn vị tiền tệ quan trọng, giá trị của tiền kim loại Mỹ không được viết bằng số. Hơn nữa, các chữ được viết không theo khuôn mẫu: "One Cent" (1 cent), "Five Cents" (5 cent), "One Dime" (cho dime, giá trị 10 cent), "Quarter Dollar" (cho quarter, có giá trị 25 cent) và "Half Dollar" (nửa đô la, giá trị 50 cent).


Thay vào đó, giá trị của chúng được viết bằng chữ tiếng Anh, có thể tạo ra sự khó khăn cho những du khách không biết tiếng này.
Để hiểu các thuật ngữ này, người đọc phải hiểu các từ "penny", "nickel", "dime", "quarter" và "half dollar". Cỡ của đồng dime, quarter và nửa đô la đã có từ trước 1964, khi chúng được đúc từ 90% bạc; cỡ của chúng tuỳ thuộc vào giá trị của chúng bằng bạc, và điều đó giải thích tại sao đồng dime có cỡ nhỏ nhất.

Vì lý do lịch sử, cỡ tiền không lớn lên theo giá trị mặt. Tiền 1 cent (penny) và 5 cent (nickel) đều lớn hơn đồng 10 cent (dime), và đồng 50 cent lại lớn hơn đồng $1 có hình Sacagawea hay Susan B. Anthony. Tuy các biện pháp nhằm chống tiền giả như thêm màu và hình mờ đã được đưa vào tiền giấy, các người chỉ trích cho rằng việc làm tiền giả còn quá dễ dàng.

Đường kính hiện nay của đồng đô la được ra mắt năm 1979 với đồng Susan B. Anthony, vì thế cỡ của chúng không tuỳ thuộc vào số lượng bạc, và được chọn tuỳ ý, không có liên quan đến đồng đô la Eisenhower cùng cỡ với đồng Peace và Morgan bằng bạc được dùng trong đầu thế kỷ 20.

Họ đề nghị Cục dự trữ Liên bang nên đưa vào các chức năng ảnh toàn ký (holography) như đã có trong các đơn vị tiền lớn khác như Đô la Canada, franc Thụy Sĩ và đồng euro, khó giả mạo hơn. Họ cho rằng việc in hình màu là việc dễ dàng đối với các máy in hiện đại rẻ tiền.

Một kỹ thuật khác được phát triển tại Úc, được một vài nước sử dụng (kể cả Việt Nam), chế tạo ra tiền giấy bằng polymer. Các thành phần của giấy và các chế biến mực còn được giữ bí mật. Sự kết hợp của giấy và mực tạo ra một lớp da đặc biệt, càng được nổi rệt ra khi tiền được qua nhiều tay.

Tuy nhiên, có lẽ tiền Mỹ cũng không dễ giả mạo như các nhà chỉ trích đã nói. Hai chức năng chống tiền giả quan trọng nhất trong tiền Mỹ là giấy và mực. Các nhà chỉ trích đồng thời còn cho rằng tiền giấy Mỹ rất khó phân biệt: chúng có hoa văn rất giống nhau, và được in bằng cùng màu, và có cỡ bằng nhau.

Các đặc điểm này khó tái tạo được nếu không có đủ thiết bị và vật dụng. Tuy nhiên, tiền giấy Mỹ vẫn còn dễ giả mạo hơn hầu hết các tiền khác, và trong khi một ngân hàng có thể phát hiện tiền giả, chúng ít được xem xét kỹ lưỡng khi được sử dụng.

Các tổ chức hỗ trợ người mù muốn chúng được in bằng cỡ khác nhau tuỳ theo mệnh giá và có chữ Braille cho những người khiếm thị có thể sử dụng chúng mà không cần phải đọc chữ. Tuy một số người khiếm thị đã có thể dùng cảm giác để phân biệt tiền giấy, nhiều người khác phải dùng máy đọc tiền; trong khi một số người khác gấp tiền khác nhau theo mệnh giá để dễ phân biệt chúng.

Trong khi đó, các đơn vị tiền quan trọng khác như đồng euro có tiền với cỡ khác nhau: mệnh giá càng cao thì cỡ tiền càng lớn, và chúng còn được in bằng nhiều màu khác nhau. Giải pháp này vẫn cần sự giúp đỡ của một người thấy rõ, cho nên không phải là một giải pháp hoàn thiện.

Các du khách cũng thường không phân biệt được tiền Mỹ vì họ không rành lắm với những hoa văn trên mặt giấy. Chẳng những chúng giúp người khiếm thị, chúng còn giúp người thường không lẫn lộn một tờ giấy có giá trị cao trong một xấp tiền có giá trị thấp, một vấn đề thường gặp ở Mỹ.

Đã có dự án để đổi tiền giấy thành nhiều cỡ, nhưng những nhà sản xuất máy bán hàng tự động và máy đổi tiền cho rằng làm vậy sẽ làm các máy đó phức tạp hơn và tốn tiền hơn. Ngoài việc in tiền nhiều màu và nhiều cỡ khác nhau, nhiều nước khác cũng có các chức năng cảm giác trong tiền không tìm thấy được trong tiền Mỹ để hỗ trợ người khiếm thị.

Tại châu Âu họ cũng dùng lý luận này trước khi có nhiều cỡ tiền, nhưng đã bị thất bại. Tiền Canada có một số nút có thể cảm nhận được trong góc trên phải để cho biết mệnh giá tiền. Hiện đang có đề nghị được đưa ra để làm tờ 1 đô la và 5 đô la một inch ngắn hơn và nửa inch thấp hơn; tuy nhiên, giải pháp này không hoàn thiện vì có 7 đơn vị tiền mà chỉ có 2 cỡ tiền giấy.

Ngoài chức năng giúp người dùng phân biệt tiền, việc in tiền nhiều cỡ có một chức năng chống một cách làm tiền giả mà tiền Mỹ đã bị nhiều lần: các người làm tiền giả tẩy trắng mực từ một tờ tiền với mệnh giá thấp (như là 1 đô la) và in lại với mệnh giá cao hơn (như là 100 đô la).

Các bạn có nhu cầu sưu tầm 2 usd 1928, 2 dollar 1953, 1 usd 1976 xin vui lòng liên hệ thông tin:

THÔNG TIN CHỦ SHOP

Điện thoại: 090.252.4389 - 093.3915.896
Địa chỉ văn phòng: Cưới cafe: 466/49 Lê Văn Sỹ. (Tới số 420 Lê Văn Sỹ quẹo vô hẻm số 448 (là hẻm đối diện KFC) đi tới cuối hẻm quẹo phải là thấy ngay Cưới cafe)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Back to Top